TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TÂN HƯNG

PEOPLE'S COMMITTEE OF TAN HUNG 

Kế hoạch phát triển hạ tầng số đến năm 2025 của Tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Kế hoạch phát triển hạ tầng số đến năm 2025 của Tỉnh Bình Dương

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch về phát triển hạ tầng số tỉnh đến năm 2025.

Theo đó, phát triển hạ tầng số để phục vụ chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền số, dẫn dắt kinh tế số, xã hội số, trong đó lấy trải nghiệm người dùng làm trọng tâm; tạo động lực phát triển nhanh các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế số. Phát triển hạ tầng số với chất lượng cao, băng thông rộng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu lớn.

Mục tiêu đến năm 2025, 100% khu phố, ấp trên địa bàn tỉnh được cung cấp dịch vụ băng rộng di động và băng rộng cố định cáp quang với tốc độ tải xuống trung bình thuộc nhóm 5 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước; tối thiểu 30% cột ăng ten phục vụ phát sóng viễn thông di động được dùng chung (ít nhất là 2 nhà mạng); 100% hạ tầng kỹ thuật ngầm (phục vụ cáp viễn thông) được đầu tư dùng chung; 100% cột điện được dùng; 100% trụ sở UBND cấp xã có kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng với tốc độ tối thiểu là 100Mbps.

Trên 90% hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang; trên 95% dân số có sử dụng Internet; trên 95% dân số ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh; 100% hộ gia đình có ít nhất 01 thiết bị thông minh (điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính).

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp triển khai đầu tư thêm 2 đến 3 trung tâm dữ liệu sử dụng công nghệ điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier 3 phục vụ nhu cầu của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, triển khai công nghệ điện toán đám mây cho Trung tâm dữ liệu tỉnh, đáp ứng 100% nhu cầu của các cơ quan trong tỉnh.

Tạo điều kiện để các công nghệ AI, Blockchain, IoT được thâm nhập sâu hơn vào nhiều ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

100% cơ quan, tổ chức Nhà nước và 70% doanh nghiệp sử dụng nền tảng số phục vụ chuyển đổi số;

Trên cơ sở mục tiêu, triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách mới của cơ quan có thẩm quyền nhằm tạo điều kiện, thúc đẩy để các doanh nghiệp phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu, trạm trung chuyển Internet,… trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chính sách, quy định ưu tiên ứng dụng các công nghệ mới (AI, Cloud, Blockchain, IoT, Big Data,…) trong triển khai các hệ thống thông tin, ứng dụng.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông băng thông rộng tốc độ cao; đẩy mạnh phát triển thuê bao băng thông rộng cố định tới các hộ gia đình; phát triển hạ tầng băng thông rộng di động chất lượng cao (4G/5G) trên phạm vi toàn tỉnh.

Tích hợp, sử dụng hạ tầng điện toán đám mây cho các hệ thống thông tin của cơ quan Nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tích hợp công nghệ AI, Blockchain, IoT, Bigdata, Cloud Computing tạo ra một hạ tầng công nghệ số an toàn, có thể kiểm soát và tương thích.

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển hạ tầng số; tăng cường dùng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông, dùng chung hạ tầng viễn thông với hạ tầng kỹ thuật của các ngành khác.​

Cổng thông tin Bình Dương

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0